Nhà lắp ghép 3 tầng yêu cầu độ chắc chắn và kiên cố không thể bàn cãi. Loại nhà lắp ghép này đòi hỏi hệ thống khung có kết cấu ổn định, chịu lực tốt và tuổi thọ cao. Nhà 3 tầng lắp ghép hiện đang là giải pháp để làm nhà ở, kinh doanh, trụ sở văn phòng.
1. Nhà lắp ghép 3 tầng là gì?
Nhà lắp ghép 3 tầng, hay còn có tên là nhà khung thép tiền chế 3 tầng, là kiểu nhà ở được thiết kế và thi công bằng khung thép thay cho dạng bê tông cốt thép truyền thống. Khung thép làm nhà được sản xuất và gia công theo bản vẽ tại nhà máy. Sau đó được vận chuyển đến địa điểm xây dựng để lắp đặt. Loại nhà tiền chế 3 tầng thích hợp để làm nhà ở cho gia đình đông người, hoặc kinh doanh quán hàng, cà phê, nhà trọ, văn phòng,…
Nhà lắp ghép 3 tầng cho không gian sinh hoạt rộng rãi
2. Cấu trúc nhà 3 tầng lắp ghép
2.1. Khung nhà tiền chế 3 tầng
Từ nhiều kết cấu thép lắp thành khung nhà hoàn chỉnh, độ bền và khả năng chống ăn mòn cao. Mỗi ngôi nhà lắp ghép lại yêu cầu thiết kế khung thép khác nhau, được chế tác theo bản vẽ của kiến trúc sư. Tất cả bộ phận của khung thép được sản xuất tại nhà máy và vận chuyển đến địa điểm xây dựng để lắp ghép thành nhà.
2.2. Vách nhà lắp ghép 3 tầng
Chất liệu làm vách ngăn nhà lắp ghép 3 tầng rất đa dạng, thường sử dụng vật liệu cách nhiệt, cách âm. Để đảm bảo độ chắc chắc cho tường nhà, tốt nhất nên chọn vật liệu vách có độ dày ít nhất là 100mm. Sau khi làm xong phần chính, có thể lắp đặt các loại cửa như cửa kính, cửa nhôm, cửa lùa,…
2.3. Hệ thống vì kèo của nhà
Hệ thống vì kèo có tác dụng vừa nâng đỡ mái, vừa gia cố khả năng chịu lực của nhà. Với nhà lắp ghép, hệ thống vì kèo được làm bằng kẽm có đặc tính chống gỉ và chống cong vênh.
2.4. Trần nhà lắp ghép
Trần nhà lắp ghép thường được làm bằng thạch cao. Tuy nhiên, vẫn có thể sử dụng chất liệu thay thế như nhựa, gỗ, kính,… nếu thích.
2.5. Công trình bên trong nhà khác
Các công trình bên trong như ốp lát gạch, đá đến bố trí thiết bị vệ sinh được làm giống với nhà bê tông cốt thép. Hệ thống điện nước cũng được thi công tính toán phức tạp hơn và bằng đội ngũ thợ có tay nghề chuyên môn đảm nhiệm.
Nhà lắp ghép cho phép bố trí đầy đủ công trình bên trong như nhà xây thường
3. Tại sao nên xây dựng nhà lắp ghép 3 tầng
Nhà lắp ghép là giải pháp tuyệt vời mang lại nhiều ưu điểm và lợi ích, trong đó nổi bật là:
3.1. Khung nhà nhẹ di chuyển linh hoạt
Trọng lượng của nhà lắp ghép bao giờ cũng nhẹ hơn rất nhiều so với nhà bê tông cốt thép. Tuy nhẹ nhưng vật liệu làm nhà khung thép lắp ghép lại cực kỳ bền bỉ và khả năng chịu lực cao. Do vậy, chủ nhà nên yên tâm về độ bền vững của ngôi nhà.
Khung thép dễ dàng vận chuyển là giải pháp tối ưu cho những ngôi nhà trong phố đông đúc hoặc nhà trong ngõ. Kết cấu đơn giản giúp việc sửa chữa, thay thế hay di rời nhà linh hoạt bất kỳ lúc nào.
3.2. Chi phí thấp, an toàn cao
Giải pháp xây nhà 3 tầng lắp ghép giúp giảm chi phí đáng kể nếu phải thuê nhân công xây nhà dài ngày và dùng nhiều vật liệu. Nhà có quy mô lớn dùng khung thép lắp ghép sẽ có chi phí thấp hơn nhiều so với xây nhà thường.
Bên cạnh đó, nhà lắp ghép cao tầng cho khả năng chịu lực cao hơn hẳn so với khung bê tông truyền thống. Vì vậy, chủ nhà có thể hoàn toàn yên tâm về độ an toàn, không lo bị gãy, sập nhà dù ở nhiều tầng.
Nhà 3 tầng lắp ghép cho chi phí xây dựng thấp
3.3. Thời gian xây nhà nhanh chóng
Thời gian thi công nhà ở lắp ghép được thực hiện nhanh hơn gấp nhiều lần so với nhà ở truyền thống. Nhờ khung thép được tiền chế sẵn, việc lắp ráp nhà diễn ra vô cùng nhanh chóng, giúp rút ngắn thời gian thi công và đưa vào sử dụng nhà.
3.4. Vững chắc lâu dài
Tuy là nhà lắp ghép nhưng lại cực kỳ bền nhờ vật liệu và kết cấu được gắn kết tỉ mỉ đến từng chi tiết. Thiết kế bê tông cao với móng, dầm móng và chân cột sử dụng bu lông cho liên kết chắc chắn, rồi bắn trực tiếp vào dầm thép.
Vật liệu thép chất lượng cao xây dựng khung nhà cho khả năng chống chịu ngoại lực tốt. Thời tiết thất thường, thiên tai dài ngày cũng không làm hỏng kết cấu nhà.
4. Lưu ý khi xây dựng nhà lắp ghép 3 tầng
Ngoài ưu điểm thì nhà 3 tầng lắp ghép vẫn có những vấn đề cần lưu ý.
4.1. Khả năng ăn mòn
Với chất liệu thép thì đây là nhược điểm lớn nhất. Đặc biệt ở môi trường khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, tình trạng bị gỉ sét rất cần phải tính đến khi làm nhà tiền chế khung thép.
Để khắc phục tình trạng này, cách duy nhất là sử dụng biện pháp chống ăn mòn cho khung thép và tiến hành bảo dưỡng định kỳ kết cấu thép của nhà lắp ghép.
4.2. Chống cháy chưa tối ưu
Kim loại thép không cháy, nhưng lại bị hoá dẻo ở nhiệt độ 600 độ C. Khi đó, tình trạng nhà bị sập rất dễ xảy ra. So với kết cấu gỗ, khả năng chống cháy của thép thấp hơn rất nhiều.
Vì vậy, với công trình cần độ an toàn cao như nhà lắp ghép dân dụng, nhà cao tầng, thì kết cấu thép phải được phủ lớp sơn chống cháy hoặc bao bọc bởi bê tông hoặc tấm gốm.
5. Chi phí xây nhà ở lắp ghép 3 tầng
Nhà ở lắp ghép có chi phí xây dựng không cố định mà phụ thuộc nhiều yếu tố như vật liệu, diện tích nhà, thiết kế bản vẽ, giá nhân công lắp ráp,…Một số chi phí xây dựng cơ bản về nhà lắp ghép 3 tầng được tính toán như sau:
5.1. Chi phí làm phần thô
Chi phí xây thô của nhà lắp ghép có giá dao động từ 1.500.000 – 2.000.000 đồng/m2. Mức giá này có thể thay đổi theo thời gian thi công hoặc giá cao hơn khi cần hoàn thiện gấp.
5.2. Chi phí hoàn thiện toàn bộ nhà
Chi phí hoàn thiện toàn bộ nhà lắp ghép bao gồm mái và tường giao động từ 2.500.000 – 4.500.000 đồng/m2. Mức giá này cũng thay đổi tuỳ thuộc vào thời điểm và yêu cầu thiết kế đặc biệt.
Hoàn thiện nhà ở lắp ghép chỉ cần bỏ ra số tiền ít
Trên đây là những thông tin về nhà lắp ghép 3 tầng. Để biết thêm thông tin chi tiết và báo giá cụ thể khi có nhu cầu làm xây dựng nhà tiền chế lắp ghép các dạng, hãy liên hệ ngay đến IMT Group để được nhân viên tư vấn hỗ trợ ngay.